Chuyên gia hướng dẫn cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn
Nhiều bậc phụ huynh đang đau đầu vì tình trạng làn da con bị chàm sữa ngứa ngáy, khó chịu, bé thường xuyên quấy khóc. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của trẻ nhỏ. Dưới đây là các cách điều trị chàm sữa ở trẻ nhỏ an toàn theo lời khuyên từ các chuyên gia để các mẹ tham khảo nhé!
1. Chàm sữa là gì?
Chàm sữa là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh, còn được biết đến với nhiều tên gọi như lác sữa, eczema, lác đồng tiền, viêm da cơ địa…Theo thống kê, có đến 20% số trẻ sơ sinh sau sinh bị chàm sữa. Độ tuổi trẻ nhỏ thường bị chàm sữa là khoảng sơ sinh đến 2 tuổi, chứng bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ có cơ địa khỏe mạnh.
Bệnh đặc trưng bởi tình trạng làn da trẻ bị khô, nổi mụn nước và gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.
Đến đây thì mẹ đã biết chàm sữa là gì rồi!
Để điều trị chàm sữa trẻ sơ sinh, phụ huynh cần nắm rõ các biểu hiện cũng như nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra hướng dẫn trị chàm sữa cho các bé nhanh chóng, tránh để chứng bệnh kéo dài hoặc tái đi tái lại, bé cào gãi khiến da trầy xước và gây biến chứng nguy hiểm.
2. Lý do bé mắc chàm sữa
Hiện nay, nguyên nhân gây chàm sữa trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định cụ thể, các nguyên nhân có thể là:
Các bé kích ứng bởi những yếu tố như: khói bụi, vụn vải, nấm mốc, lông động vật, thời tiết hanh khô, sản phẩm tắm gội không phù hợp, thực phẩm gây kích ứng, sữa gây rối loạn quá trình chuyển hóa trong và ngoài cơ thể…khiến da trẻ bị kích ứng và chàm sữa bùng phát.
Yếu tố di truyền: nếu cha mẹ có tiền sử bị các bệnh về da, các bệnh hô hấp, hen suyễn, viêm da cơ địa, kích ứng thời tiết...thì con sinh ra có nguy cơ cao bị chàm sữa hơn các bé khác, cơ địa trẻ sơ sinh dễ bị dị ứng và dẫn đến chàm sữa trên da.
Phụ huynh nhận biết trẻ bị chàm sữa qua những biểu hiện trên làn da các bé như:
Ở giai đoạn ban đầu: Chàm sữa chỉ là những nốt mẩn đỏ, sau đó nổi thành mụn nước nhỏ li ti màu đỏ. Bé sẽ ngứa ngáy và khó chịu. Mẹ nên chú ý tránh nhầm với tình trạng dị ứng da, dẫn đến việc chọn hướng điều trị sai, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng.
Giai đoạn kế tiếp: Hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh khiến da bé xuất hiện nhiều mụn nước hơn. Da bé sẽ nổi nhiều mụn nước li ti và dần xuất hiện nhiều hơn. Mụn nước tập trung thành từng cụm ở những vùng da tấy đỏ và có thể lan rộng ra.
Giai đoạn sau: Chàm sữa gây nứt da, rịn nước trên da bé, sau đó đóng vảy khô sần và còn bong tróc vảy.
Hiện tượng chàm sữa ở các bé sẽ gây ngứa rát khó chịu nên trẻ thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon giấc, nhiều trẻ em còn bỏ bú, biếng ăn, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.
Trẻ nhỏ bị chàm sữa thường dùng tay cào gãi lên da cho đỡ ngứa, khiến các nốt mụn nước trên da vỡ ra và dễ dẫn đến bội nhiễm nhiễm trùng nguy hiểm nếu phụ huynh không biết chăm sóc con đúng cách.
Vì vậy, cha mẹ cần có hướng điều trị cho con nhanh chóng, giúp giảm các cảm giác ngứa ngáy khó chịu và điều trị bệnh dứt điểm. Tránh để chàm sữa ở trẻ sơ sinh kéo dài hoặc tái đi tái lại, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của các bé và cả cha mẹ.
Vậy bé bị chàm sữa phải làm sao?
4. Chuyên gia giải đáp trẻ sơ sinh bị chàm sữa phải làm sao?
4.1. Cách chữa chàm sữa ở trẻ em bằng lá tự nhiên
Trong trường hợp bệnh chàm sữa mới bùng phát, da các bé chỉ mẩn đỏ ít gây ngứa ngáy, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ dùng một số nguyên liệu thiên nhiên như: lá trầu không, lá trà xanh, dầu dừa...để chữa chàm sữa ở các bé.
Dùng dầu dừa giúp cấp ẩm và làm dịu tình trạng da bé bị chàm sữa: cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh như sau: mẹ dùng dầu dừa nguyên chất thoa lên vùng làn da trẻ sơ sinh mắc chàm sữa, massage nhẹ nhàng để dầu dừa thẩm thấu tốt hơn.
Sử dụng lá tắm: các loại lá như lá trầu không, lá trà xanh, lá kinh giới, lá tía tô...có khả năng làm sạch da bé dịu nhẹ và giảm ngứa ngáy hiệu quả. Mẹ đem rửa thật sạch, ngâm qua nước muối loãng để sạch khuẩn, sau đó đem đun sôi kỹ và để nước nguội đến khi còn ấm, dùng để tắm và rửa vùng da con bị chàm sữa.
Dùng sữa mẹ giúp kháng viêm, kháng khuẩn: cách điều trị chàm sữa cho trẻ như sau: mẹ thoa vài giọt sữa mẹ lên da con sẽ giúp giảm ngứa ngáy và kháng viêm tốt, hỗ trợ điều trị chàm sữa nhanh chóng
Sử dụng dầu cám gạo trị chàm sữa: mẹ dùng dầu cám gạo thoa nhẹ lên vùng làn da con mắc chàm sữa, trước đó mẹ cần chú ý lau rửa da con sạch sẽ và lau khô da con với khăn mềm.
Khi áp dụng hướng dẫn trị chàm sữa trẻ sơ sinh này, phụ huynh cần đảm bảo sơ chế những nguyên liệu sạch hoàn toàn và tuyệt đối không dùng khi da con có biểu hiện trầy xước, trên da con có vết thương hở vì có thể gây nhiễm trùng bội nhiễm nguy hiểm.
Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý đây chỉ là biện pháp hỗ trợ chữa bệnh, không có khả năng trị chứng bệnh khỏi hoàn toàn nên cha mẹ cần lựa chọn và dùng sản phẩm điều trị chứng bệnh khỏi hoàn toàn cho con.
4.2. Cách chữa chàm sữa ở trẻ nhỏ dùng kem trị chàm sữa
Phụ huynh có thể sử dụng kem trị chàm sữa vừa giúp giảm ngứa ngáy nhanh chóng, vừa giúp kháng khuẩn, chống viêm và cấp ẩm làn da các bé.
Một số sản phẩm được những bác sĩ khuyên dùng khi trẻ bị chàm sữa là:
Kem Biohoney Baby Balm: xuất xứ từ New Zealand với 100% thành phần từ nguyên liệu tự nhiên, lành tính và có thể dùng cho bé trên 10 ngày tuổi. Kem trị chàm sữa chứa các thành phần giúp chống khuẩn, kháng viêm , làm dịu các dị ứng da, giảm nhanh tình trạng ngứa rát đồng thời cấp ẩm, thúc đẩy tái tạo da trẻ sơ sinh, hỗ trợ điều trị chàm sữa chỉ sau 48 giờ như: mật ong Manuka, chiết xuất Horopito, nha đam, dầu bơ, chiết xuất hoa cúc vàng, sáp ong…Hiệu quả chữa chàm sữa chỉ sau 48 giờ (đã được kiểm chứng)
Cách trị chàm sữa cho bé với kem CeraVe Baby Moisturizing Cream: với thành phần Ceramides – lipid giúp tạo hàng rào bảo vệ và giữ ẩm cho da bé tác dụng. Sản phẩm giúp phục hồi các tổn thương do các bé bị chàm sữa nhanh chóng.
Kem Eucerin Eczema Relief: thành phần chính là chiết xuất yến mạch, giúp cung cấp 24 giờ hydrat hóa, giảm nhanh những triệu chứng khó chịu của chàm sữa trên làn da trẻ như ngứa rát, mẩn đỏ. Đây cũng là sản phẩm được nhiều mẹ bỉm đánh giá cao.
Cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh:
Bước 1: mẹ vệ sinh da con sạch sẽ với nước ấm sạch, sau đó lau khô da con với khăn mềm
Bước 2: mẹ lấy lượng kem trị chàm sữa vừa đủ và thoa nhẹ lên vùng làn da con bị chàm sữa. Kết hợp massage nhẹ nhàng để kem thẩm thấu tốt hơn. Mẹ bôi cho con ngày 2 lần đến khi tình trạng chứng bệnh trên da con khỏi hẳn.
Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm giúp giảm các triệu chứng viêm nhiễm khi phát bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc các bác sĩ có thể sử dụng là:
Dung dịch tím Metin 1%: dùng trong trường hợp vết chàm trên da bé bị nhiễm khuẩn hoặc trợt loét nhiều
Thuốc mỡ corticoid kháng sinh: giúp chống viêm, ngăn ngừa bội nhiễm và giảm ngứa, dùng khi tổn thương trên da bé có dấu hiệu khô lại
Thuốc kháng histamine dạng bôi ngoài: giúp chống dị ứng, giảm ngứa
Nước muối sinh lý 0,9%: giúp sát khuẩn và làm dịu da, cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh này dùng khi vết chàm sữa trên da bé có dấu hiệu lở loét hoặc chảy dịch
Thuốc corticoid + acid salicylic dùng khi trẻ bị chàm sữa: giúp loại bỏ các tế bào sừng đồng thời sát khuẩn và làm mềm da.
4.3. Cách chăm sóc các bé mắc chàm sữa
Khi bé bị chàm sữa, phụ huynh cần tránh để bé cào gãi lên da, mẹ có thể đeo bao tay hoặc thường xuyên cắt móng tay cho con
Mẹ cần thường xuyên thay tã bỉm mới cho con để da bé khô thoáng
Tránh các sản phẩm chăm sóc làn da các bé chứa chất tẩy rửa mạnh, chất tạo hương thơm hoặc thành phần nhân tạo vì chúng dễ gây kích ứng da trẻ sơ sinh, khiến tình trạng bệnh chàm sữa càng nặng hơn.
Mẹ tránh để da con tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng như: khói bụi, lông thú cưng, vụn vải, phấn hoa, chất giặt tẩy…
Khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa, mẹ không dùng kháng sinh liều cao, không dùng những sản phẩm chứa corticosteroid dạng thoa ngoài da để bôi cho bé.
Giữ môi trường sống xung quanh bé với nhiệt độ ổn định, không quá nóng cũng không quá lạnh. Không gian luôn sạch sẽ và thoáng mát.
Đối với những bé đã ăn được thì không cho bé ăn những thực phẩm lên men, đồ sống, hải sản...Bởi đây có thể là nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ em. Đây là giải đáp cho thắc mắc bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?
Đến đây thì mẹ đã biết bé bị chàm sữa phải làm sao rồi!
5. Các biện pháp phòng ngừa chàm sữa cho trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, hoặc khi bé ăn dặm mẹ nên tránh những đồ ăn gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, đồ lên men, đồ sống…
Phụ huynh luôn giữ vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, làn da con được khô thoáng và không mắc ẩm ướt
Mẹ sử dụng các sản phẩm chăm sóc da cho con an toàn, ưu tiên thành phần từ nguyên liệu hữu cơ, không chứa chất tẩy rửa mạnh hoặc các thành phần tạo hương thơm vì chúng dễ gây kích ứng làn da trẻ.
Mẹ lau rửa nhà cửa thường xuyên, tránh để da trẻ sơ sinh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, khói bụi, vụn vải, lông động vật…
Phòng trẻ cần được giữ nhiệt độ và độ ẩm vừa phải
Mẹ dùng kem dưỡng ẩm cho làn da con phù hợp.
6. Trường hợp nào cha mẹ cần đưa trẻ em đi khám bác sĩ?
Ngay khi nhận thấy các biểu hiện dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ nhỏ đến cơ sở y tế để chữa trị cho con kịp thời:
Da trẻ đỏ và sưng tấy, có chảy dịch nhiều ở những mụn nước
Sau quá trình áp dụng cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh tại nhà mà hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh không có biểu hiện cải thiện, chứng bệnh càng lan rộng hơn và mụn nước trên da nổi nhiều.
Trẻ sơ sinh bị chàm sữa khiến bé sốt và quấy khóc liên tục, ngủ thường bị giật mình
Vết chàm sữa ở trẻ em có dấu hiệu mưng mủ, lở loét hoặc chàm sữa lan rộng khắp chân tay, thân người trẻ.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về các hướng dẫn điều trị chàm sữa ở các bé lành tính để những mẹ tham khảo. Hy vọng qua bài viết này, phụ huynh sẽ tìm được hướng điều trị cho con nhanh chóng và tác dụng nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét