Hướng dẫn cách chăm sóc bé bị hăm tã giúp trẻ nhanh khỏi

 Bé bị hăm tã thường xuyên khó chịu, quấy khóc, biếng ăn khiến cha mẹ rất lo lắng. Cha mẹ cần biết và có hướng xử lý kịp thời để tránh cho con cảm giác khó chịu kéo dài. Dưới đây là hướng dẫn cách chăm sóc bé bị hăm tã giúp trẻ nhanh khỏi từ các chuyên gia.

  1. Biểu hiện khi bé bị hăm tã

Hăm tã là gì?

Hăm tã là bệnh ngoài da rất thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi mặc tã bỉm. Bệnh gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da bé mặc tã và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của trẻ.

Dấu hiệu trẻ bị hăm tã ở từng giai đoạn bệnh cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1: Vùng da mặc tã của bé sẽ ửng hồng có thể kèm theo mụn nhỏ. Khi này thì da bé vẫn khô ráo và ít gây khó chịu, mẹ có thể nhầm với bé bị phát ban hoặc bị ngứa.

  • Giai đoạn 2: Da bé xuất hiện những vết ửng đỏ diện tích bé, vùng da này có xu hướng lan rộng. Sau đó số lượng các vết này nhiều hơn và phân bố rải rác trên da mông bé.

  • Giai đoạn 3: Những vết da ửng đỏ sẽ lan ra với diện tích lớn hơn. Cha mẹ sẽ thấy những vết hăm trên da bé màu đậm hơn, rõ ràng hơn và xuất hiện dày đặc trên da.

  • Giai đoạn 4: Ngày càng có nhiều vết hăm rõ rệt hơn, da có nổi mẩn và hơi sưng. Sau đó da đỏ hơn, sưng tấy và có mụn mủ. Bé có cảm giác khó chịu và thường xuyên quấy khóc, bé cảm thấy ngứa ngáy nên thường xuyên gãi vết hăm khiến da tổn thương. Hăm tã còn khiến bé biếng ăn, ngủ không ngon giấc, lâu dài ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé.

  • Giai đoạn 5: Khi này, trẻ bị hăm tã mức độ nặng. Vùng da tổn thương có màu đỏ đậm và các vết hăm lan rộng hơn, da bắt đầu hơi sưng và phù nề nặng. Vùng hăm tã có những sẩn ngứa có mủ, loét hoặc chảy máu. Bé thường xuyên cáu gắt, mệt mỏi, không bú mẹ và khó ngủ. Tình trạng hăm da khi này sẽ khó điều trị hơn và có thể để lại sẹo thâm trên da bé.

Trên đây là giải đáp hăm tã là gì cùng dấu hiệu trẻ bị hăm tã.

Bé bị hăm tã khó chịu, quấy khóc

  1. Nguyên nhân gây ra hăm tã ở trẻ nhỏ

Hăm tã ở trẻ sơ sinh do rất nhiều nguyên nhân làm tác động đến da bé khiến bé bị hăm tã như:

  • Do mẹ không chú ý thay tã thường xuyên cho bé, da bé phải tiếp xúc với chất thải trong thời gian dài, đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn và vi sinh vật phát triển gây kích ứng da.

  • Trẻ bị hăm tã do mẹ lạm dụng phấn rôm hoặc dùng sai thời điểm khiến da bé bị bít tắc lỗ chân lông, da bé bị bách cũng là nguyên nhân gây hăm tã.

  • Hệ tiêu hóa của bé bị rối loạn, trẻ thường xuyên đi tiểu và đại tiện thường xuyên, nếu mẹ vệ sinh da cho bé không tốt sẽ tạo điều kiện vi khuẩn phát triển gây hăm tã. Nhiều trường hợp mẹ chưa lau khô người bé đã mặc tã mới cũng dẫn đến hăm tã.

  • Mẹ mặc tã cho bé quá chật khiến da bé luôn trong tình trạng bí bách, da bé bị cọ sát nhiều nên bị kích ứng, dẫn đến trẻ sơ sinh bị hăm tã.

  • Mẹ sử dụng chất lượng tã không tốt, có các thành phần gây kích ứng da bé.

Mẹ theo dõi tiếp bài viết để biết bé bị hăm tã phải làm sao nhé!
  1. Các cách điều trị hăm tã giúp trẻ nhanh khỏi

3.1. Mẹo dân gian trị hăm tã ở trẻ sơ sinh

Các mẹ có thể áp dụng những phương pháp dân gian an toàn và dịu nhẹ để trị hăm tã cho bé mức độ nhẹ. 

  • Cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng lá chè xanh

Lá chè xanh với công dụng diệt khuẩn, loại bỏ vi khuẩn, giúp da bé săn se và khô thoáng, hỗ trợ làm lành vết thương do hăm tã ở trẻ sơ sinh nhanh chóng.

Mẹ chỉ cần lấy một nắm chè xanh đem rửa sạch, sau đó đun sôi nước, bỏ lá chè vào ngâm 10-15 phút và để nguội. Mẹ dùng nước này để lau rửa vùng da bị hăm tã cho bé.

Dùng lá chè xanh trị hăm tã cho bé


  • Dùng lá mã đề

Mã đề giúp làm dịu da nhanh chóng, ngoài ra còn giúp kháng khuẩn và tái tạo làn da bị tổn thương do hăm tã.

Cách trị hăm tả ở trẻ sơ sinh: Mẹ lựa những lá mã đề tươi, nguyên vẹn, không sâu bệnh đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Sau đó để ráo, vò nát và thoa nhẹ nhàng lên da bé. Để trên da bé một lúc và rửa lại với nước sạch.

  • Lá trầu không chữa hăm tã trẻ sơ sinh

Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và kháng viêm, hỗ trợ điều trị hăm tã hiệu quả.

Mẹ dùng 3-4 lá trầu đem rửa sạch, sau đó đun sôi và để nguội, dùng khăn bông sạch thấm lên những vùng da bị hăm tã liên tục trong khoảng 1 tuần. Mẹ thực hiện ngày 3 lần.

3.2. Cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng kem bôi da

Đối với trường hợp những vết hăm tã xuất hiện nhiều hơn, ửng đỏ hơn và có dấu hiệu sưng, các mẹ cần sử dụng kem bôi da có tác dụng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn, giúp làm dịu da nhanh chóng và làm giảm nhanh những nốt mẩn đỏ trên da bé, hỗ trợ điều trị hăm tã nhanh chóng.


Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo giúp điều trị hăm tã. Nhưng để cha mẹ lựa chọn được một sản phẩm chất lượng, an toàn và lành tính với da bé là điều không dễ dàng.


Kem Biohoney Baby Balm được nhập khẩu từ New Zealand là sản phẩm với 100% thành phần hữu cơ, đã được kiểm chứng mang lại hiệu quả điều trị hăm tã chỉ sau 48 giờ.

Điểm nổi bật của sản phẩm là thành phần tự nhiên với chiết xuất thảo dược Kolorex Horopito có hoạt tính khử trùng, chống nấm cao hơn gấp 5 lần so với giống cây Horopito khác và mật ong Manuka hữu cơ có nồng độ MG 300+ với lợi ích kháng khuẩn gấp 4 lần mật ong thường, kết hợp cùng những thành phần thiên nhiên an toàn và lành tính khác.

Mẹ thoa kem trị hăm tã cho bé

  1. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng khi trẻ bị hăm tã

4.1. Sai lầm của cha mẹ thường mắc khi trẻ sơ sinh bị hăm tã

Thực tế có nhiều trường hợp vì những sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc bé đã khiến bệnh hăm tã của bé nặng hơn, thời gian điều trị lâu hơn và bệnh dễ tái phát, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bé.

  • Lạm dụng phấn rôm: Điều này sẽ khiến da bé bị bí bách và có thể kích ứng, vùng da trẻ bị hăm tã chữa mãi không khỏi.

  • Dùng sữa tắm khi bé bị hăm tã: Các chất tạo bọt, tạo hương thơm hoặc chất bảo quản có trong thành phần sữa tắm sẽ khiến bệnh hăm tã trên da bé trầm trọng hơn.

  • Cha mẹ chưa lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian: Phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến bệnh hăm tã nặng hơn như dư lượng thuốc trừ sâu, côn trùng, vi khuẩn vẫn còn sót lại tác động xấu trực tiếp đến vết tổn thương trên da bé.

  • Mặc bỉm thường xuyên cho bé: Khi này, làn da bé phải tiếp xúc thường xuyên với bỉm và các chất thải, khiến tình trạng hăm tã trầm trọng hơn.

  • Cha mẹ sử dụng những loại kem trị hăm tác dụng nhanh chứa thành phần gây hại. Một số sản phẩm kem chứa corticoid hoặc xuất xứ nguồn gốc không rõ ràng khiến da bé bị bội nhiễm hoặc nhiễm trùng.

Vậy bé bị hăm tã phải làm sao?

4.2. Những điều cha mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh bị hăm tã

Cha mẹ cần lưu ý một số điều sau khi bé mắc hăm tã, giúp chăm sóc bé nhanh khỏi:

  • Thường xuyên thay tã cho bé, kể cả khi tã không ướt

Mẹ nên thay tã thường xuyên cho bé khi bé mắc hăm tã

  • Cố gắng để vùng da mặc tã của bé được thông thoáng nhiều lần trong ngày.

  • Khi bé đi đại tiện hoặc tiểu tiện xong cần vệ sinh sạch sẽ cho bé

  • Mẹ lựa chọn quần áo và tã lót bằng chất liệu mềm mại, thấm hút nhanh mặc cho bé

  • Trường hợp bệnh hăm tã nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian nhưng cần đảm những loại lá có nguồn gốc và không còn tồn dư hóa chất, cần rửa thật sạch trước khi dùng.

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng kem bôi da cho bé.

4.3. Những điều bố mẹ nên tránh khi bé bị hăm tã

Các mẹ cần tránh một số điều dưới đây:

  • Mặc tã cho bé quá chặt hoặc quá kỹ. Đóng bỉm liên tục trong thời gian dài khiến da bé bị bí hơi.

  • Sử dụng khăn ướt để vệ sinh da cho bé. Thành phần trong khăn ướt chứa nhiều hóa chất, chất tẩy mạnh gây kích ứng da bé.

  • Lựa chọn bỉm không phù hợp với da bé

  • Khi trên da bé bắt đầu xuất hiện những triệu chứng hăm tã, cha mẹ không để ý khiến bệnh nhanh chóng tiến triển nặng hơn.

  • Cha mẹ tự ý sử dụng kem bôi da mà không tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

4.4. Xử lý hăm tã trẻ sơ sinh giai đoạn nặng

Trường hợp bé mắc hăm tã mức độ nặng, vùng hăm tã lây lan rộng và làm bé khó chịu, mẹ cần có hướng xử lý kịp thời và đúng đắn.

  • Vệ sinh da cho bé thường xuyên, đúng cách. Mẹ nên dùng khăn mềm ướt, nước ấm để lau nhẹ nhàng toàn cơ thể bé và vùng da bị hăm cho trẻ. Đảm bảo giữ cho cơ thể bé luôn sạch sẽ và khô thoáng. 

  • Dừng dùng tã bỉm cho bé. Trường hợp bé bị hăm nặng, mẹ cần dừng dùng tã bỉm, thay vào đó nên dùng những loại quần áo mềm mại, thoáng mát hoặc dùng các loại tã vải làm từ chất liệu cotton thấm hút.

  • Trường hợp nhận thấy những dấu hiệu bé bị hăm tã nặng như: Xuất hiện các vết trầy sưng đỏ, da lở loét hoặc sốt cao, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời và phương án điều trị thích hợp. Mẹ tuyệt đối không được tự ý tự bôi thuốc cho bé hoặc thay đổi liều lượng thuốc, cho bé uống thêm thuốc khác khi không có chỉ dẫn từ bác sĩ.

Đến đây thì mẹ đã biết bé bị hăm tã phải làm sao rồi!

Trên đây là hướng dẫn cách chăm sóc bé bị hăm tã giúp trẻ nhanh khỏi từ các chuyên gia. Hy vọng cha mẹ đã có đầy đủ kiến thức để chăm sóc bé và chữa trị hăm tã cho bé nhanh chóng, dứt điểm.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giải đáp chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Hướng dẫn cách trị hăm tã cho bé gái an toàn để mẹ tham khảo

Cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh