Lá tắm trị rôm sảy cho bé giúp giảm ngứa ngáy hiệu quả

 

Bé sơ sinh bị rôm sảy là tình trạng thường gặp, bệnh gây ngứa ngáy, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của bé. Hiện nay, có nhiều hướng điều trị bệnh cho trẻ như: sử dụng kem trị rôm sảy, thuốc trị rôm sảy...Trong đó phương pháp dùng lá tắm trị rôm sảy cho bé được nhiều mẹ áp dụng thành công trong trường hợp bệnh rôm sảy mức độ nhẹ.

Tổng hợp 5 loại lá tắm trị rôm sảy cho bé an toàn

  1. Lá sài đất


Các thành phần của lá sài đất: saponin, tanin, flavonoid, tinh dầu hòa tan và các chất béo...

Công dụng: 

  • Có tính mát, giúp làm dịu làn da, thải độc, phòng tránh rôm sảy. 
  • Hạn chế nhiễm trùng và chữa lành những vấn đề viêm da.
  • Lá sài đất là nguyên liệu an toàn và lành tính với làn da mỏng manh của trẻ nhỏ, được nhiều mẹ sử dụng để hỗ trợ điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh hiệu quả
  • Nước tắm lá sài đất giúp làm giảm ngứa ngáy và kích ứng trên da bé nhanh chóng.

Cách tắm lá sài đất trị rôm sảy cho bé:

  • Bước 1: Mẹ chuẩn bị một lượng lá vừa đủ: khoảng 200g lá tươi hoặc 100g lá sài đất khô, rửa lá thật sạch và sau đó vò nát.

  • Bước 2: Mẹ đem lá vừa vò nấu cùng 2 lít nước. Nước chỉ cần sôi khoảng 5 phút là đủ.

  • Bước 3: Đợi nước còn hơi ấm, vớt lá ra và pha loãng nước vừa đun với 1 ít nước sạch. Mẹ dùng nước này để tắm và massage nhẹ nhàng lên vùng da bị rôm sảy của bé. Mẹ kiên trì áp dụng khoảng 3 lần mỗi tuần sẽ giúp cải thiện các tình trạng trên da bé.

  1. Lá khế chua

Thành phần trong lá khế chua: chứa nhiều vitamin như vitamin (C, A, B5, B9) và nhiều thành phần khác.

Công dụng:

  • Lá khế chua có tính lạnh, có khả năng giải nhiệt và lợi tiểu. 
  • Giúp giảm nhanh kích ứng trên da do viêm da, ngứa rát, mụn nhọt, nổi mề đay do nóng trong người,... 
  • Các thành phần trong lá khế chua có có công dụng chống khuẩn tác động, nhất là rôm sảy ở trẻ nhỏ

Cách sử dụng lá khế chua để điều trị rôm sảy cho bé:

  • Bước 1: Mẹ dùng một nắm lá khế tươi, rửa thật sạch, mẹ chọn lá còn xanh và nguyên vẹn, không chọn lá bị vàng, héo và hư hỏng.

  • Bước 2: Mẹ vò hoặc giã nát lá khế cùng 1 chút muối hạt to và chắt lấy nước.

  • Bước 3: Mẹ hòa nước vừa chắt được với nước ấm rồi cho bé tắm.

Chú ý: mẹ cần thực hiện khoảng 3-4 ngày liên tiếp, mỗi ngày tắm 1 lần. Thực hiện kiên trì, mẹ sẽ thấy tình trạng da con được khắc phục rõ rệt.

3. Trị rôm sảy bằng lá trầu không

Thành phần: lá trầu không chứa nhiều tinh chất như: vitamin C, niacin, riboflavin và nhiều khoáng chất khác. 

Công dụng: 

  • Lá trầu không có công dụng khử khuẩn, giảm ngứa, tăng sức đề kháng cho da bé khi mắc phải rôm sảy.
  • Lá trầu không có tính ấm, an toàn và lành tính với làn da mỏng manh của trẻ nhỏ.

Hướng dẫn cách chữa rôm sảy cho trẻ bằng lá trầu không như sau:

  • Bước 1: Mẹ chuẩn bị khoảng 10 lá trầu không tươi, đem rửa lá trầu không với nước sạch, sau đó vò nát 

  • Bước 2: mẹ cho lá vào nồi, thêm nước và đun sôi khoảng 10-15 phút để các tinh chất có trong lá trầu tiết ra hết.

  • Bước 3: mẹ pha loãng nước vừa nấu cùng với một ít nước sạch để tắm cho bé. Mẹ thực hiện cách điều trị này khoảng 3-4 lần mỗi tuần, vấn đề rôm sảy trên da bé sẽ giảm hẳn.

  1. Nước tắm trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh bằng lá chè xanh 


Thành phần lá chè xanh chứa các chất như: EGCG, phenol, catechin...

Công dụng của lá chè xanh với bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ:

  • Theo y học phương Đông, lá chè có tính hàn, không chứa chất độc, an toàn và lành tính với làn da trẻ nhỏ. 
  • Mang lại hiệu quả giải nhiệt, thải độc, sát khuẩn, làm lành tổn thương trên da bé. 
  • Ngoài ra còn có khả năng chống khuẩn, tái tạo cấu trúc da, tăng cường miễn dịch của da bé. Đây cũng là loại lá được nhiều mẹ tin dùng để khắc phục các triệu chứng rôm sảy ở trẻ sơ sinh.

Cách sử dụng lá trà xanh trị rôm sảy:

  • Bước 1: Mẹ chuẩn bị sẵn khoảng 100g lá chè xanh tươi

  • Bước 2: Sau đó nấu sôi khoảng 2 lít nước, mẹ cho lá chè xanh vào và nấu sôi khoảng 10 phút, sau đó tắt bếp.

  • Bước 3: Đợi nước nguội dần, mẹ vớt lá chè ra, chắt lấy phần nước và tắm cho bé.

  1. Trị rôm sảy bằng lá tía tô

Công dụng: theo nhiều nghiên cứu cho thấy lá tía tô có tác động chống oxy hóa, hạn chế viêm nhiễm và kích ứng da, mẹ có thể sử dụng để hỗ trợ trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh an toàn

Cách thực hiện trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô:

  • Bước 1: Mẹ lấy một lượng lá vừa đủ, rửa thật sạch và để ráo nước, sau đó giã nát và chắt lấy nước lá.

  • Bước 2: Lấy nước vừa chắt được pha loãng cùng nước ấm để tắm cho bé. Mẹ cũng có thể lấy nước chắt và chà xát nhẹ lên vùng da bị rôm sảy của con. 

Trên đây là thông tin về phương pháp trị rôm sảy bằng các loại rau cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp trị rôm sảy bằng mướp đắng cũng mang lại hiệu quả tương tự.

Những điều mẹ cần lưu ý khi dùng lá tắm trị rôm sảy cho bé

  • Mẹ phải kiên trì áp dụng nhiều lần mới mang lại hiệu quả điều trị rôm sảy cho con

  • Mẹ cần đảm bảo sơ chế nguyên liệu sạch hoàn toàn, không còn tập chất vì chúng sẽ khiến làn da mỏng manh của bé bị kích ứng.

  • Mẹ chú ý nhiệt độ của nước tắm để tránh gây bỏng cho bé

  • Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh dùng các loại lá dân gian này chỉ áp dụng khi tình trạng rôm sảy của bé ở mức độ nhẹ, mẹ tuyệt đối không áp dụng khi da con có dấu hiệu trầy xước, trên da có nhiều mụn nước vì dễ gây nhiễm trùng nguy hiểm.

  • Phương pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ, vì vậy, cha mẹ cần sử dụng kem trị rôm sảy Biohoney Baby Balm - sản phẩm có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, cấp ẩm đồng thời thúc đẩy tái tạo làn da bé khỏe mạnh. Kem với 100% thành phần từ hữu cơ, đảm bảo an toàn và lành tính với da bé, có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh trên 10 ngày tuổi. Ngoài ra, kem còn có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở trẻ em như: chàm sữa, hăm tã, viêm da cơ địa, muỗi đốt, côn trùng đốt...Đây là kem trị chàm sữa được nhiều chuyên gia khuyên dùng.



  • Nếu tình trạng rôm sảy của bé càng nặng, các bậc phụ huynh nên đưa bé đi khám và điều trị ở những cơ sở y tế uy tín.

Qua bài viết này, hy vọng sẽ giúp mẹ biết được phương pháp dùng lá tắm trị rôm sảy cho bé. Nhờ đó, mẹ có thể nuôi dưỡng và bảo vệ da bé tránh được những tác nhân nguy hại.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giải đáp chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Hướng dẫn cách trị hăm tã cho bé gái an toàn để mẹ tham khảo

Cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh