Hướng dẫn cách trị hăm tã cho bé gái an toàn để mẹ tham khảo

Hăm tã là bệnh ngoài da rất thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. So với các bé trai, số lượng các bé gái bị hăm tã chiếm nhiều hơn. Tình trạng này đang khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và chưa biết hướng điều trị cho con như thế nào an toàn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trị hăm tã cho bé gái an toàn để mẹ tham khảo nhé!



Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé gái bị hăm tã

  • Mẹ không thường xuyên thay tã bỉm mới cho con khiến vùng da bé mặc tã phải tiếp xúc thời gian dài với chất thải, luôn bị ẩm ướt và bí bách. Tình trạng này kéo dài có thể khiến da bé bị kích ứng, nổi mẩn đỏ ngứa ngáy.

  • Loại tã bỉm bé mặc chứa thành phần không phù hợp như chất hóa học, chất tạo hương thơm...Một số sản phẩm chăm sóc da bé như khăn ướt, khăn giấy...chứa thành phần gây kích ứng da bé. 

  • Mẹ cho bé bú dùng thuốc kháng sinh hoặc cho bé uống kháng sinh trong thời gian dài sẽ khiến các lợi khuẩn trên da bị yếu đi, các vi khuẩn gây hại dễ dàng xâm nhập da bé. Ngoài ra, điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng bé bị tiêu chảy, đây cũng là một trong số các nguyên nhân gây ra bệnh hăm tã ở bé gái

  • Cha mẹ sợ bé bị lạnh nên đóng tã bỉm cho con suốt ngày dài, da bé không được thông thoáng và dễ dẫn đến mẩn ngứa.

Dấu hiệu hăm tã ở bé gái
Cha mẹ nhận biết bé bị hăm tã qua những dấu hiệu trên da bé như: 
- Vùng da mặc tã của bé bị ửng đỏ, trên da có thể xuất hiện mụn nước li ti gây ngứa ngáy, bé quấy khóc nhiều
- Mẹ chạm vào da con sẽ thấy vùng da này nóng hơn
- Bé thường giật mình và khóc thét lên những lúc đi vệ sinh hoặc khi mẹ thay tã bỉm
- Bé ngủ không thẳng giấc và hay bị giật mình
Hướng điều trị hăm tã ở bé gái an toàn

1. Mẹ tham khảo phương pháp dân gian 


Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ áp dụng một số biện pháp dân gian dưới đây để điều trị hăm tã mức độ nhẹ cho con:


1.1. Trị hăm tã bằng dầu dừa
- Dầu dừa là nguyên liệu thiên nhiên rất quen thuộc với các mẹ, thành phần có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cho da bé, giúp cải thiện các vấn đề do hăm tã gây ra. 
- Ngoài ra, dầu dừa giúp giảm ngứa, đau rát và khó chịu, đồng thời cấp ẩm, nuôi dưỡng da bé khỏe mạnh
- Mẹ có thể dùng dầu dừa pha với nước tắm cho bé hoặc bôi trực tiếp lên da bé sẽ giúp hỗ trợ điều trị hăm tã ở bé gái an toàn.



1.2. Trị hăm tã cho bé gái bằng lá trầu không
- Đây là một nguyên liệu dân gian an toàn và lành tính với làn da trẻ em, chứa các thành phần tinh dầu và chất chống oxy hóa cao, có khả năng kháng viêm và diệt khuẩn mạnh
- Lá trầu không giúp hạn chế những triệu chứng của viêm da đồng thời giảm ngứa, làm dịu những tổn thương trên da. 
- Mẹ có thể dùng lá trầu không để nấu nước tắm cho bé, hoặc giã chắt lấy nước cốt đắp trực tiếp lên vùng da bệnh của bé sẽ giúp giảm ngứa ngáy hiệu quả.

1.3. Dùng sữa mẹ
- Đây là nguyên liệu tự nhiên chứa nhiều chất kháng sinh có khả năng làm sạch da bé dịu nhẹ và giảm nhanh những triệu chứng của hăm tã. 
- Mẹ chỉ cần lấy một vài giọt sữa của chính mình, sau đó thoa lên vùng da bệnh của bé, để khô và thay tã mới cho bé.

1.4. Bột yến mạch
- Trong thành phần bột yến mạch có chứa hàm lượng protein khá cao, giúp làm dịu da, hỗ trợ điều trị hăm tã hiệu quả. 
- Ngoài ra còn chứa chất saponin giúp đào thải bụi bẩn và dầu thừa trên da. 
- Mẹ có thể dùng bột yến mạch để hòa vào nước tắm cho con và kết hợp massage nhẹ nhàng trên vùng da bệnh của bé.

1.5. Dùng kem bôi da lành tính Biohoney Baby Balm

Đây là kem trị hăm tã được nhiều chuyên gia và bác sĩ da liễu khuyên dùng. Bảng thành phần gồm 100% thành phần nguyên liệu tự nhiên, an toàn và lành tính với làn da bé sơ sinh. Kem có thể sử dụng cho cả bé sơ sinh trên 10 ngày tuổi.
Kem bôi da Biohoney Baby Balm mang lại những tác động toàn diện giúp cải thiện nhanh tình trạng hăm tã trên da bé: kháng khuẩn, kháng viêm, chống nấm đồng thời dưỡng ẩm, thúc đẩy tái tạo tế bào da mới khỏe mạnh.
Đặc biệt, kem còn có khả năng điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn và nhanh chóng. Biohoney Baby Balm là kem trị chàm sữa có thể sử dụng cho bé sơ sinh trên 10 ngày tuổi.



Điều trị hăm tã cho bé gái, mẹ cần lưu ý những gì?
  • Cha mẹ không được tùy tiện áp dụng các biện pháp dân gian khi chưa tìm hiểu kỹ hoặc áp dụng khi da con có dấu hiệu trầy xước, trên da có vết thương hở vì dễ gây nhiễm trùng bội nhiễm nguy hiểm.

  • Mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng biện pháp dân gian chữa hăm tã cho con.

  • Mẹ thường xuyên thay bỉm mới cho bé, khoảng 4 tiếng/lần. Chú ý vệ sinh da con sạch sẽ, sau mỗi lần vệ sinh xong, mẹ nên lau khô để da bé luôn thông thoáng.

  • Hạn chế sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm, vì những chất này có nguy cơ làm khô da, nứt nẻ và giảm tốc độ làm lành vết thương của hăm tã. Mẹ nên sử dụng xà bông y tế chuyên dụng dành cho trẻ em để vệ sinh da bé.


Đây là những phương pháp lành tính để chữa trị hăm tã cho bé gái hiệu quả và nhanh chóng. Hy vọng các mẹ có thể áp dụng đúng cách và thành công để trị dứt điểm cho bé.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giải đáp chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Kiến thức: Top 5 kem trị hăm tã an toàn cho trẻ sơ sinh