Điều trị bệnh viêm da đầu ở trẻ em như thế nào an toàn với bé?

 Viêm da đầu ở trẻ em hay mẹ còn gọi là cứt trâu - bệnh ngoài da rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy bệnh không nguy hiểm với sức khỏe bé nhưng lại kéo dài dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Hơn nữa bệnh gây mất thẩm mỹ nên các mẹ cần có hướng điều trị cho con nhanh chóng. Vậy điều trị bệnh viêm da đầu ở trẻ em như thế nào an toàn? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tới các mẹ nhé!



Dấu hiệu bé bị viêm da đầu

Bệnh viêm da đầu ở trẻ em có thể nhận biết qua các dấu hiệu trên da đầu bé như:

  • Da đầu bé bị ửng đỏ, bong tróc, ngứa ngáy khó chịu, bé bị khó chịu nên quấy khóc liên tục, thường dùng tay gãi lên đầu hoặc dụi đầu vào chăn gối cho đỡ ngứa.

  • Da đầu bé tiết nhiều bã nhờn hơn nên gây bết dính tóc, mẹ chạm vào sẽ thấy da đầu con nhờn rít hơn

  • Da đầu bé xuất hiện gàu, sắc tố da đầu có màu sẫm và dày lên.

  • Nhiều trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn còn khiến tóc bé bị rụng và không mọc lại hoặc mọc rất chậm.

  • Ngoài ra, những vùng da lân cận cũng xuất hiện những triệu chứng viêm, nhất là vùng có lỗ chân lông nhiều như: mặt, lưng, ngực, nách,...

Sau khi khỏi bệnh, da bé có xu hướng đi kèm theo những hiện tượng như: tăng tiết bã nhờn ở lỗ chân lông, nang tóc. Tình trạng này khiến tóc bé mọc chậm, thưa, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ sau này.

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm da đầu ở trẻ em

Cha mẹ cần lưu ý một số yếu tố có thể khiến bệnh khởi phát hoặc tiến triển nặng hơn là:

  • Do cơ địa bé tiết nhiều mồ hôi hoặc do sự thay đổi nội tiết, điều này gây ảnh hưởng đến vùng thượng bì ở da bé

  • Mẹ dùng các sản phẩm chăm sóc da bé như sữa tắm, dầu gội,...chứa thành phần không phù hợp gây dị ứng, kích ứng da bé.

  • Da bé bị nhiễm nấm, một số loại nấm đó là: M.furfur, M.obtusa, M.sympodialis, M.globosa,…gây viêm nhiễm da đầu bé. 

  • Bé có tiền sử mắc các bệnh ngoài da như: dị ứng, chàm, hen suyễn,...

  • Thời tiết thay đổi khiến da bé bị kích ứng 

Hướng điều trị bệnh viêm da đầu ở trẻ em an toàn

1. Hướng dẫn mẹ vệ sinh da bé sạch sẽ
Mẹ có thể sử dụng một trong những loại tinh dầu như: dầu olive, dầu dừa, jojoba, dầu hạnh nhân, parafin,...để gội đầu cho con, giúp lấy đi những mảng da đầu khô và giúp làm dịu da bé nhanh chóng.
Mẹ thực hiện như sau:
Bước 1: mẹ lấy một lượng tinh dầu vừa đủ, sau đó thoa đều lên da đầu bé.
Bước 2: mẹ chờ khoảng 15 phút để tinh dầu thẩm thấu vào da đầu và gội sạch đầu cho bé với nước là được.


2. Dưỡng ẩm da đầu bé đúng cách
Sau khi vệ sinh da đầu bé sạch sẽ, mẹ có thể dưỡng da cho bé bằng những dòng kem dịu nhẹ với da bé như: Bioderma, Atopalm, Eucerin, A-derma, Dexeryl,… 
Điều này giúp cân bằng độ ẩm, cấp nước và làm mềm mại da bé, ngoài ra còn giúp phục hồi những tế bào da của bé đã bị tổn thương.
    3. Sử dụng kem đặc trị cho bé
    Biohoney Baby Balm là sản phẩm đặc trị được các bác sĩ và chuyên gia da liễu khuyên dùng.
    Kem an toàn và có thể sử dụng cho cả bé sơ sinh trên 10 ngày tuổi, mang lại hiệu quả điều trị viêm da ở trẻ nhỏ chỉ sau 48 giờ (đã được kiểm chứng).


    Kem trị viêm da Biohoney Baby Balm chứa các thành phần: chiết xuất Kolorex Horopito, mật ong Manuka MG 300+, sáp ong, lô hội, hoa cúc, dầu bơ,...giúp kháng khuẩn, kháng viêm đồng thời dưỡng ẩm và phục hồi tổn thương trên da bé.

    Một số lưu ý cho các bậc phụ huynh khi điều trị viêm da cho bé

    • Cha mẹ cần tắm rửa sạch sẽ cho bé hằng ngày, giúp loại bỏ bụi bẩn bám trên tóc, trên da dầu nhằm hạn chế sự phát triển của những nhân tố gây viêm da.

    • Ngoài ra cần cắt móng tay, giặt áo gối sạch sẽ cho bé để tránh tình trạng bé ngứa và gãi cũng như dụi đầu vào gối để bớt ngứa.

    • Mẹ cho bé mặc những bộ áo quần thoải mái, có độ co giãn, không quá dày, có độ thấm hút để tránh gây bí bách da bé

    • Luôn giữ vệ sinh khu nhà ở, môi trường sinh hoạt của bé luôn thoáng mát, sạch sẽ. Giữ nhiệt độ và độ ẩm không gian sống luôn ở mức phù hợp.

    • Mẹ nên cắt tóc cho bé gọn gàng

    • Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như: rau xanh, trái cây để tăng sức đề kháng cho bé.


    Trên đây là tổng hợp thông tin về bệnh viêm da đầu ở trẻ em cùng hướng điều trị an toàn để cha mẹ tham khảo. Chúc các bé sớm khỏi bệnh!


    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    Giải đáp chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không có hiệu quả không?

    Hướng dẫn cách trị hăm tã cho bé gái an toàn để mẹ tham khảo

    Cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh