Giải đáp chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường bên ngoài. Vì vậy, bé thường mắc các bệnh ngoài da như: mẩn ngứa, kích ứng, hăm da...Hiện nay, tình trạng da bé bị hăm ngứa đang khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Để điều trị bệnh cho con, giúp da bé dễ chịu hơn, cha mẹ có thể tham khảo phương pháp chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về phương pháp này nhé!

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hăm da

  • Những vùng da trên cơ thể bé như: da cổ, kẽ sau tai, rốn, vùng bẹn, kẽ mông và các nếp gấp da... bị ửng đỏ, đôi khi có dấu hiệu trầy xước và gây ngứa ngáy khó chịu.

  • Da bé có thể xuất hiện mụn nước li ti hoặc vết mẩn đỏ 

  • Mẹ chạm vào da con sẽ thấy vùng da bị hăm thường nóng hơn những vùng da khác trên cơ thể bé.

  • Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gây ngứa ngáy nên bé dùng tay cào gãi lên da, khiến da dễ bị nhiễm khuẩn, vùng da hăm sẽ xuất hiện mụn mủ hoặc các vết loét nguy hiểm

Tuy bệnh hăm da không gây nguy hiểm với sức khỏe bé nhưng lại gây ra tình trạng đau rát, khó chịu, khiến bé quấy khóc và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của trẻ. Ngoài ra, bệnh có thể lan rộng khắp thân người bé, khiến thời gian điều trị bệnh kéo dài.

Cha mẹ cần có hướng điều trị bệnh cho con nhanh chóng, giúp da bé dễ chịu hơn và điều trị bệnh dứt điểm.

Hiện nay, phương pháp chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không được nhiều mẹ áp dụng thành công.

Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Trong đông y, lá trầu không là nguyên liệu có tính ấm nóng, được đánh giá là an toàn và lành tính với làn da trẻ nhỏ.

Thành phần lá trầu không giúp hỗ trợ điều trị hăm tã như sau:

  • Thành phần hỗ trợ sát khuẩn và kháng viêm hiệu quả, giúp giảm nhanh những triệu chứng kích ứng, ngứa ngáy trên da bé.

  • Thành phần tinh dầu và chất chống oxy hóa cao giúp kháng viêm và diệt khuẩn mạnh.

  • Trong lá trầu không còn chứa những thành phần như: vitamin, phenol, tanin,... giúp tái tạo các tế bào mới trên da bé, nuôi dưỡng da bé khỏe mạnh

  • Ngoài ra, lá trầu không còn chứa nhiều hoạt chất như: chavicol, canxi, alkaloid, eugenol,...giúp làm giảm triệu chứng sưng tấy trên da bé, ngăn ngừa sự phát triển của các tác nhân gây hại.


Hướng dẫn mẹ dùng lá trầu không chữa hăm da cho bé an toàn

1. Chữa hăm cho bé bằng cách tắm lá trầu không

  • Mẹ cần chuẩn bị khoảng 2-3 lá trầu không tươi, rửa sạch, nên chọn lá còn xanh, không quá vàng và không quá non. Sau đó mẹ cần ngâm lá qua nước muối loãng để sạch khuẩn

  • Mẹ bỏ lá trầu vào nồi và đun sôi với nước trong vòng 15-20 phút. Sau đó tắt bếp và đợi nước nguội đến mức hơi ấm.

  • Mẹ pha loãng nước trầu ấm cùng một lượng nước sạch để tắm cho con.

2. Dùng nước cốt của lá trầu không để chữa hăm cho bé

  • Mẹ cần chuẩn bị một lượng lá trầu vừa đủ, đem rửa sạch với nước. Sau đó giã nhuyễn lá trầu cùng một ít muối.

  • Chắt phần nước cốt lá trầu không và dùng bông gòn hoặc tăm bông để thoa lên vùng da bé bị hăm ngứa

  • Mẹ để yên khoảng 30 phút rồi rửa sạch da bé bằng nước sạch

3. Đắp lá trực tiếp lên da bé

  • Mẹ chuẩn bị một lượng lá trầu không tươi, rửa sạch và ngâm qua nước muối.

  • Sau đó, mẹ vò nát lá trầu không để lá tiết hết lượng tinh dầu có trong lá trầu và massage trên vùng da bệnh của con. 

  • Mẹ thực hiện phương pháp này trong vòng 15-20 phút để tinh chất thẩm thấu hết vào da bé.

  • Mẹ rửa sạch da bé là lau nhẹ nhàng.

Hoặc mẹ cũng có thể tham khảo phương pháp trị hăm tã bằng dầu dừa cho bé an toàn, hiệu quả.

Những điều mẹ cần lưu ý khi chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

  • Để đảm bảo an toàn cho da con, các bậc phụ huynh nên lưu ý rửa tay sạch trước khi áp dụng các chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không.

  • Cha mẹ cần tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này để chữa hăm da cho con. Chỉ áp dụng với trường hợp bệnh mức độ nhẹ, tuyệt đối không thực hiện khi da con có dấu hiệu trầy xước vì sẽ khiến da bé bị nhiễm trùng, bội nhiễm nguy hiểm.

  • Cha mẹ cần giữ da bé luôn sạch sẽ, khô thoáng, thay tã bỉm cho con thường xuyên. 

  • Kết hợp sử dụng kem bôi Biohoney Baby Balm để chữa hăm da nhanh chóng và dứt điểm cho con. Kem với 100% thành phần từ thiên nhiên, đảm bảo an toàn và lành tính với làn da trẻ nhỏ. Kem trị hăm tã mang lại những tác động toàn diện giúp cải thiện bệnh hăm da ở trẻ nhỏ như: kháng khuẩn, chống viêm, loại bỏ vi khuẩn gây hại da, dưỡng ẩm, thúc đẩy tái tạo tế bào da mới...



  • Đặc biệt, kem còn được biết đến là kem trị chàm sữa an toàn và lành tính, là sản phẩm được các bác sĩ và chuyên gia da liễu khuyên dùng, có khả năng điều trị chàm sữa chỉ sau 48 giờ.

Trên đây là tổng hợp thông tin về phương pháp chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không để mẹ tham khảo. Hy vọng mẹ sẽ tìm được phương pháp phù hợp để chữa bệnh cho con nhé! 





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kiến thức: Top 5 kem trị hăm tã an toàn cho trẻ sơ sinh

Hướng dẫn cách trị hăm tã cho bé gái an toàn để mẹ tham khảo